Khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

I – CÁC GIẤY TỜ CẦN XUẤT TRÌNH:

  • Giấy tờ của người để lại di sản:

Giấy chứng tử hoặc Trích lục hộ tịch khai tử;

  • Giấy tờ của người thừa kế:

–    Vợ/chồng:

+   Giấy chứng nhặn đăng ký kết hôn;

+   Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng;

+   Sổ hộ khẩu.

   Cha/mẹ đẻ hoặc Cha mẹ nuôi:

+   Giấy khai sinh của người để lại di sản hoặc Giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha/mẹ với người để lại di sản

+   Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng;

    Con đẻ hoặc con nuôi:

+   Giấy khai sinh ;

+   Chứng minh nhân dân ;

+   Sổ hộ khẩu.

    Giấy tờ khác:

+   Một bản sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).

+   Trường hợp một trong số những người thừa kế đã chết phải có giấy tờ chứng minh họ thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế hoặc phải xác định những người thừa kế của họ đối với phần di sản họ được hưởng.

+   Di chúc hợp pháp (nếu có) ;

+   Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế (nếu có).

  • Giấy tờ về di sản thừa kế như:

+ Nhà đất :Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Tiền gửi trong ngân hàng: Sổ tiết kiệm ;

+ Động sản:  đăng ký xe,… ;

+ Quyền tài sản: cổ phiếu, cổ phần…… ;

+ Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.

* Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có uỷ quyền hợp pháp cho người được uỷ quyền (Người được uỷ quyền phải có CMND, hộ khẩu).

II – TRÌNH TỰ CÔNG CHỨNG:

–  Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên. Nếu việc khai nhận di sản thừa kế có nội dung phức tạp hoặc liên quan tới khối tài sản lớn thì Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản và/hoặc nơi có bất động sản trong thời hạn 15ngày;

Bước 2: Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào (đã có xác nhận của UBND phường, xã) thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế;

Bước 3: Những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;

Bước 4: Công chứng viên ký công chứng Văn bản;

Bước 5: Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng/Văn phòng công chứng.

Lưu ý: Đối với di sản thừa kế là bất động sản (nhà, đất) chỉ cơ quan Công chứng có trụ sở tại tỉnh/thành phố nơi có bất động sản có thẩm quyền thực hiện Công chứng khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

III – KÝ NGOÀI TRỤ SỞ:

Nếu người yêu cầu công chứng có yêu cầu ký ngoài trụ sở cơ quan Công chứng thì ghi vào phiếu yêu cầu công chứng nêu rõ: lý do, địa điểm, thời gian để Công chứng viên sắp xếp giải quyết.

IV – TRƯỜNG HỢP NGƯỜI YÊU CẦU CÔNG CHỨNG TỰ SOẠN THẢO VĂN BẢN:

Nếu người yêu cầu công chứng đã tự soạn thảo văn bản thì nộp cho Công chứng viên. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của văn bản. Nếu văn bản đạt yêu cầu thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn các bên ký Văn bản. Trường hợp không đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ bổ sung, sửa đổi. Khi đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hẹn thời gian ký văn bản.

V- THỦ TỤC SAU CÔNG CHỨNG

Người thừa kế thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu và/hoặc thủ tục đăng ký sang tên đối với di sản thừa kế.

Trên đây là thủ tục khai nhận di sản thừa kế Pháp Luật Số gửi đến bạn đọc. Nếu có trình tự, thủ tục nào mà Bạn đọc chưa hiểu rõ cần giải đáp hãy liên hệ với Pháp Luật Số theo thông tin trên Website để được hướng dẫn cụ thể (Chẳng hạn như các việc có liên quan tới người nước ngoài, giám hộ, người làm chứng, thừa kế, giấy tờ của người thừa kế có sai sót…).

Leave a Comment