Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp nào?

Trong một số trường hợp, khi xử phạt đối với người có hành vi vi phạm hành chính, chủ thể có thẩm quyền được phép không lập biên bản. Vậy được xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp nào?

Các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính không phải lập biên bản trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Xử phạt cảnh cáo;

Trường hợp 2: Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức

Lưu ý: Đối với những trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Quyết định xử pahjt biên bản được lập tại chỗ, ngay sau khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định dưới đây.

Xem thêm: Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính


Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ

Khi thuộc các trường hợp trên, người có thẩm quyền xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo mẫu số 01 quy định tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Quyết định bao gồm các nội dung cơ bản sau:

– Ngày, tháng, năm ra quyết định;

– Họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;

– Hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm;

– Chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm;

– Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt;

– Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.

– Mức tiền phạt (trường hợp phạt tiền).

Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp nào?” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Leave a Comment