Xe không chính chủ phạt bao nhiêu? Hiểu thế nào về xe không chính chủ?

Xe không chính chủ phạt bao nhiêu? Hiểu thế nào về xe không chính chủ? Người tham gia giao thông đi xe không chính chủ sẽ bị phạt trong các trường hợp nào?


Tóm tắt câu hỏi:

Tôi thấy trên mạng xã hội hiện nay xuất hiện thông tin bắt đầu từ năm 2020 bắt buộc phải đi xe chính chủ, nếu điều khiển xe không chính chủ sẽ bị xử phạt vi phạm. Vậy luật sư cho tôi hỏi hiểu thế nào về lỗi xe không chính chủ?  Người tham gia giao thông đi xe không chính chủ sẽ bị phạt trong các trường hợp nào và bị phạt bao nhiêu?

Luật sư tư vấn:

Công ty TNHH Tư vấn Pháp Luật Số Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến Pháp Luật Số. Với thắc mắc của anh/chị, Luật sư Phạm Hồng Phúc tư vấn như sau:

Một số vấn đề pháp lý liên quan

Xe không chính chủ là gì?

Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không quy định thế nào là xe không chính chủ.

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với lỗi “Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô”

Như vậy, lỗi ” Xe không chính chủ” được hiểu là  hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Mức xử phạt đối với lỗi ” xe không chính chủ”

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như sau:

Loại xe

Mức phạt

Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô

( Căn cứ Điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

– Đối với cá nhân: 400.000 – 600.000 đồng

– Đối với tổ chức: 800.000 – 1.200.000 đồng

Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

(Căn cứ Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

– Đối với cá nhân: 2.000.000 – 4.000.000 đồng

– Đối với tổ chức: 4.000.000 – 8.000.000 đồng

Đối chiếu với câu hỏi của anh/chị

Khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Việc xác minh để phát hiện hành vi không sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Như vậy, lỗi “xe không chính chủ” không phải đi xe của người khác thì sẽ bị phạt tiền mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe.

Trên đây là nội dung Xe không chính chủ phạt bao nhiêu? Hiểu thế nào về xe không chính chủ? Pháp Luật Số gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Pháp Luật Số.

Leave a Comment