Ưu đãi của Nhà nước và những hành vi bị cấm trong lĩnh vực môi trường

Để nhằm đảm bảo khuyến khích việc bảo vệ môi trường sống; Nhà nước đã đưa ra những chính sách hỗ trợ cho việc phát triển môi trường. Bên cạnh đó, pháp luật cũng ngăn cấm những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Ưu đãi của Nhà nước và những hành vi bị cấm trong lĩnh vực môi trường

Căn cứ pháp lý

– Luật bảo vệ môi trường năm 2014

– Nghị định 40/2019/NĐ-CP

– Thông tư 36/2015/TT-BTNMT;….

Những hành vi nào bị cấm đối với môi trường?

– Theo Điều 7 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 thì có 16 hành vi bị cấm đối với môi trường là:

+ Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.

+ Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.

+ Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

+ Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

+ Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

+ Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

+ Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

+ Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

+ Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.

+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

+ Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

+ Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.

+ Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường

Chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc phát triển các nguồn lực bảo vệ môi trường

– Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường sau:

+ Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt;

+ Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải;

+ Xây dựng trạm quan trắc môi trường;

+ Xây dựng cơ sở công nghiệp môi trường, công trình bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích công cộng;

+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường;

+ Chuyển đổi hoạt động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước

Nhà nước thực hiện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường; trợ giá; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường; và các ưu đãi, hỗ trợ khác đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ tương ứng cho các hoạt động đó theo quy định.

Trường hợp hoạt động bảo vệ môi trường cũng được ưu đãi, hỗ trợ theo quy định thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo văn bản có quy định mức ưu đãi, hỗ trợ cao hơn.

Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành quy định ưu đãi; hỗ trợ cao hơn so với ưu đãi; hỗ trợ mà nhà đầu tư đã được hưởng theo quy định thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi; hỗ trợ theo quy định mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì; phối hợp với Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trình tự; thủ tục thẩm định; phê duyệt nội dung ưu đãi, hỗ trợ đối với dự án đầu tư theo quy định

Mức độ và phạm vi ưu đãi; hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được điều chỉnh bảo đảm phù hợp với chính sách về bảo vệ môi trường từng thời kỳ.

>> Xem thêm: Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược?

Trên đây là quy định Ưu đãi của Nhà nước và những hành vi bị cấm trong lĩnh vực môi trường. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Leave a Comment