Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài mới nhất

Hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài bao gồm những gì? Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài mới nhất được thực hiện như sau?

Thành phần hồ sơ

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật hộ tịch 2014, hồ sơ đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài được chuẩn bị như sau:

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu;

– Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì ngoài các giấy tờ trên, người đăng ký khai sinh chuẩn bị thêm:

–  Xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có);

– Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con.

Xem thêm: Đăng kí khai sinh cho con khi không có giấy đăng ký kết hôn

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con được thực hiện như thế nào?


Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài

Căn cứ theo quy định của Luật hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ trên, người đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết

– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh đối với trẻ em sinh ra ở Việt Nam;

– Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em thực hiện đăng ký khai sinh đối với trẻ em sinh ra ở nước ngoài, chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định;

– Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Bước 3: Xử lý hồ sơ

Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

– Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh; công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh và cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.

– Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân (đối với các địa phương đã triển khai cấp Số định danh cá nhân khi đăng ký khai sinh).

Xem thêm: Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp với nhận cha mẹ con

Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi theo quy định hiện nay

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Leave a Comment