Quy trình thành lập tổ hợp tác theo quy định mới nhất

 Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân, pháp nhân có nhu cầu đứng ra vận động thành lập và tổ chức hoạt động. Nghị định 77/2019/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về quy trình thành lập tổ hợp tác theo quy định mới nhất.

Tên, biểu tượng tổ hợp tác

Bắt đầu của việc thành lập một tổ chức nói chung hay tổ hợp tác nói riêng thì việc đặt tên, biểu tượng cũng khá quan trọng. Việc đặt tên cho tổ hợp tác phải tuân theo quy định tại Điều 13 Nghị định Nghị định 77/2019/NĐ-CP. Cụ thể, tên của tổ hợp tác chỉ bao gồm hai thành tố sau đây:

– Loại hình “Tổ hợp tác”;

– Tên riêng của tổ hợp tác.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho tổ hợp tác. Không được sử dụng các cụm từ gây nhầm lẫn với các loại hình tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam để đặt tên tổ hợp tác.

Xem thêm: Một số quy định mới nhất về tổ hợp tác mà bạn nên biết


Quy trình thành lập tổ hợp tác

Tổ hợp tác là tổ chức được thành lập trên cơ sở hợp đồng hợp tác được ký kết giữa các thành viên. Quá trình hình thành tổ hợp tác được thực hiện theo các bước hướng dẫn tại Điều 12 Nghị định 77/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Bước 1: Soạn thảo hợp đồng hợp tác

Các thành viên tổ hợp tác bàn bạc và thống nhất, ghi vào hợp đồng hợp tác các nội dung chính về thành lập và tổ chức, hoạt động tổ hợp tác.

Bước 2: Tổ chức ký kết hợp đồng hợp tác

Sau khi các thành viên tổ hợp tác ký tên vào hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác gửi thông báo về việc thành lập tổ hợp tác (MI.01) kèm theo hợp đồng hợp tác (MI.02) đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc.

Bước 3: Sửa đổi bổ sung một số nội dung của tổ hơp tác (nếu có)

Trường hợp tổ hợp tác thay đổi một hoặc một số nội dung về tên, địa chỉ, ngành, nghề sản xuất kinh doanh, tổng giá trị phần đóng góp, người đại diện, số lượng thành viên của tổ hợp tác thì tổ hợp tác gửi thông báo (MI.01) tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hp tác thành lập và hoạt động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi thay đổi.

Bước 4: Xác lập tổ hợp tác

Ủy ban nhân dân cấp xã lập sổ theo dõi về việc thành lập và hoạt động của tổ hợp tác trên địa bàn của mình (MII.01); cập nhật các thay đổi và biến động của tổ hợp tác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Trở thành thành viên tổ hợp tác cần các điều kiện nào?

Chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác theo quy định mới nhất

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Leave a Comment