Quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ban hành quyết định xử phạt đúng thời hạn. Quy định về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thể hiện như sau:

Thời hạn ra quyết định xử phạt

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian mà pháp luật đã quy định trước tại Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể:

– Đối với những vụ việc thông thường, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

– Đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình, thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày.

– Đối với những trường hợp bắt buộc phải giải trình, thời hạn ra quyết định không quá 30 ngày kể từ ngày lập biên bản hành chính.

Xem thêm:Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được quy định như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp nào?


Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp quy định tại Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể bao gồm 04 trường hợp sau:

1. Thuộc các trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:

+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

+ Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

+ Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

3. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt;

4. Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt.

Xem thêm: Quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế

Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Leave a Comment