Quy định về niêm yết giá theo pháp luật hiện hành

Để công khai mức giá mua hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo quy định của pháp luật. Dưới đây là các quy định về niêm yết giá theo pháp luật hiện hành.

Thế nào là niêm yết giá

Theo quy định tại Khản 6 Điều 4 Luật giá 2012, niêm yết giá là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng Đồng Việt Nam.

Việc niêm yết giá được thực hiện bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem thêm: Bình ổn giá là gì? Trường hợp thực hiện về bình ổn giá

Các biện pháp thực hiện bình ổn giá và thẩm quyền áp dụng


Địa điểm thực hiện niêm yết giá

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP, việc niêm yết giá được thực hiện tại các địa điểm sau:

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).

2. Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

3. Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

4. Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Xử lý vi phạm quy định về bình ổn giá theo pháp luật hiện hành


Cách thức niêm yết giá

Tại Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể về cách thức niệm yết giá như sau:

♦ Về hình thức niêm yết:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.

♦ Về đồng tiền niêm yết:

Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.

♦ Về giá niêm yết:

Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.

Xem thêm: Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định của pháp luật hiện nay

Tổ chức hiệp thương giá theo trình tự nào theo quy định hiện nay?

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Leave a Comment