Quy định về cung cấp và tiếp nhận thông tin về xử lý vi phạm hành chính

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tiếp cận thông tin về xử lý vi phạm hành chính. Dưới đây là một số quy định về cung cấp và tiếp nhận thông tin về xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật hiện nay.

Cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính

Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan có thẩm quyền được ghi nhận tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 20/2016/NĐ-CP và được hướng dẫn chi tiết bởi Điều 6 Thông tư 13/2016/TT-BTP.

Cơ quan có thẩm quyền Trách nhiệm cung cấp thông tin

Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt

– Thông tin về: Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; đi tượng bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;

– Số, ngày, tháng, năm ban hành: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;

– Hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức phạt; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

– Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, chức danh của người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Cơ quan hoặc cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, chức danh của người ra Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;

– Hoãn thi hành quyết định phạt tiền; tạm đình chỉ thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt hoặc sửa đi, bổ sung hoặc hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);

– Giảm, miễn tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần (số tiền đã nộp phạt, số tiền chưa nộp phạt (nếu có));

– Thời điểm chấp hành xong: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;

– Khiếu nại, khởi kiện: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có); Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (nếu có); Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có).

Cơ quan thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 

– Hoãn thi hành quyết định phạt tiền; tạm đình chỉ thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt hoặc sửa đi, bổ sung hoặc hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);

– Giảm, miễn tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần (số tiền đã nộp phạt, số tiền chưa nộp phạt (nếu có));

– Thời điểm chấp hành xong: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

Cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

– Cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có);

– Thời điểm chấp hành xong: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

Cơ quan hoặc cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính 

– Thông tin về: Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; đi tượng bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;

– Số, ngày, tháng, năm ban hành: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;

– Hành vi vi phạm; biện pháp xử lý hành chính bị áp dụng; thời hạn áp dụng;

– Lý do áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; thời hạn áp dụng, ngày thi hành Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;

– Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;

– Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, chức danh của người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Cơ quan hoặc cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, chức danh của người ra Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.

Cơ quan thi hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính 

– Thời điểm chấp hành xong: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;

– Hoãn, miễn; giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưng, cơ sở giáo dục bt buộc, cơ sở cai nghiện bt buộc;

– Thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có); lý do của việc chấm dứt; biện pháp xử lý tiếp theo;

– Khiếu nại, khởi kiện: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có); Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (nếu có); Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình (nếu có);

– Kiến nghị, kháng nghị Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính (nếu có).

Xem thêm: Thế nào là Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính?

Sử dụng thông tin tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính


Thời hạn cung cấp thông tin

Việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính phải được đảm bảo đúng thời hạn quy định tại Điều 7 Thông tư 13/2016/TT-BTP. Cụ thể như sau:

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình và các quyết định có liên quan, các cơ quan quy định trên phải cung cấp thông tin cho người hoặc bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì thời hạn này có sự thay đổi như sau:

– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn, thời gian cung cấp thông tin về xử phạt vi phạm hành chính cho người hoặc bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin được kéo dài hơn nhưng không quá 04 (bốn) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Trường hợp thu tiền phạt tại chỗ hoặc xử phạt trên biển, cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm cung cấp thông tin cho người hoặc bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin của cơ quan mình trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nộp tiền phạt đã thu được tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại được Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước.

Xem thêm: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính


Quy trình cung cấp và tiếp nhận thông tin

Các cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính trong thời hạn quy định phải cung cấp các thông tin trên theo đúng thẩm quyền của mình.

Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin có trách nhiệm kiểm tra thông tin về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở tài liệu được cung cấp.

Khi phát hiện thông tin về xử lý vi phạm hành chính còn thiếu hoặc chưa rõ ràng thì bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin phải đề nghị cơ quan đã cung cấp thông tin bổ sung hoặc làm rõ thông tin. Việc bổ sung, làm rõ thông tin được thực hiện trong 01 (một) ngày làm việc.

Xem thêm: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản

Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về cung cấp và tiếp nhận thông tin về xử lý vi phạm hành chính” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Leave a Comment