Quy định về biện pháp áp giải người theo quy định hiện hành

Áp giải người là một trong những biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Trong đó, quy định về biện pháp áp giải người theo quy định hiện hành được thể hiện như sau:

Trường hợp áp dụng áp giải người

Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải trong các trường hợp quy định tại Điều 24 Nghị định 112/2013/NĐ-CP:

Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

Đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định;

Người bị trục xuất không tự giác chấp hành quyết định xử phạt trục xuất hoặc có hành vi chống đối, bỏ trốn.

Xem thêm: Biệp pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính


Thẩm quyền áp giải người

Những người có thẩm quyền sau đây đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính:

1. Chiến sĩ Công an nhân dân.

2. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng.

3. Cảnh sát viên Cảnh sát biển.

4. Công chức Hải quan.

5. Kiểm lâm viên.

6. Công chức Thuế.

7. Kiểm soát viên thị trường.

8. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

9. Chấp hành viên thi hành án dân sự.

Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự


Thủ tục thực hiện việc áp giải 

Việc áp giải người thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 26 Nghị định 112/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Trước khi áp giải

Trước khi áp giải, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải giải thích cho người bị áp giải v quyn và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị áp giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thc mắc của người bị áp giải.

Trong khi áp giải

Trong quá trình thực hiện việc áp giải phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải và cho ngườbị áp gii. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi áp dụng biện pháp áp giải phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người bị áp giải có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ, cán bộ đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải báo cáo ngay người có thẩm quyền để ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đó.

Cán bộ áp giải phải giám sát, quản lý chặt chẽ người bị áp giải, cảnh giác, chủ động, kịp thời xử lý những tình huống phức tạp có thể xảy ra; không được tùy tiện giải quyết các yêu cu của người bị áp giải trong khi đang tiến hành áp giải.

Xem thêm: Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản

Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản


Giao, nhận người bị áp giải

Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải tiến hành lập biên bản giao, nhận người bị áp giải với cơ quan tiếp nhận người bị áp giải.

Khi đến địa điểm thực hiện áp giải, người có thẩm quyền thi hành công vụ phải mời đại diện chính quyền địa phương nơi người bị áp giải cư trú hoặc đang bị quản lý, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị áp giải làm việc, học tập và người chứng kiến và tiến hành kiểm tra, đối chiếu ảnh, giấy tờ tùy thân, xác định đúng người vi phạm bị áp giải theo thủ tục hành chính và lập biên bản về việc áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.

Xem thêm: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Leave a Comment