Những nguyên tắc bảo vệ người lao động

Nguyên tắc bảo vệ người lao động rất rộng, đòi hỏi pháp luật thể hiện quan điểm bảo vệ người lao động với tư cách bảo vệ mọi người, chủ thể quan hệ lao động.

Nguyên tắc bảo vệ người lao động nó không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động mà phải bảo vệ họ trên mọi phương diện. Làm việc, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, cuộc sống, thậm chí nhu cầu, nâng cao trình độ, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và sinh hoạt lành mạnh.

Đảm bảo quyền tự do chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử của người lao động

Theo Khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động 2012 quy định người lao động có quyền: làm việc, tự do lựa chọn làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. 

Mặt ghi nhận quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động, mặt khác quy định trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp và toàn xã hội tạo điều kiện để mọi người lao động có việc làm và được làm việc.

Trả lương theo lao động

Xuất phát từ quan điểm, nhận thức sức lao động là hàng hóa,tiền lương là giá cả sức lao động, các quy trình về tiền lương do nhà nước ban hành phải phù hợp giá trị sức lao động.

Trước đây, đối với khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương trả cho người lao động phụ thuộc và năng suất lao động và thu nhập quốc dân từ sản xuất. Tiền lương do nhà nước quy định và chi trả từ ngân sách khi sang cơ chế thị trường, tiền lương trả cho người lao động khu vực sản xuất, kinh doanh và pháp luật, quy định rõ tại Bộ luật lao động 2012

Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, luật lao động cũng quy định các biện pháp bảo vệ người lao động và bảo hộ tiền lương người lao động.

>> Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động

Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động

Điều 134 và Điều 135 Bộ luật lao động 2012 quy định trách nhiệm nhà nước Chính sách của nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Từ các quy định trên cho thấy trắc nhiệm của nhà nước, các cấp, Các ngành và người sử dụng lao động đối với tính mạng và sức khỏe người lao động.

Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động

Nhà nước đã quy định cụ thể các chiến bộ, thời gian nghỉ và quyền lợi của người lao động khi nghỉ. Ngoài ra, pháp luật cũng khiến khích người sử dụng lao động rút ngắn thời giờ làm việc, tăng thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động. Đồng thời quy định thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của một số đối tượng lao động đặc thù có tính chất ưu đãi và bảo vệ nhóm đối tượng này.

Quyền được nghỉ ngơi là quyền cơ bản được ghi nhận trong hiến pháp văn bản Quy phạm pháp luật lao động khác . trắc nghiệm của nhà nước và người sử dụng lao động là phải tạo điều kiện để người lao động thực hiện được quyền nghỉ ngơi của mình .

Xem thêm: Đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động

Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động 

pháp luật thừa nhận vai trò của công đoàn với tư cách người đại diện hợp pháp cho quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Công đoàn tham gia nhằm bảo bệ quyền lợi của người lao động.

Thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Quyền được hưởng Bảo hiểm xã hội là một trong những quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Bộ luật lao động quy định các quyền và nghĩa vụ của người lao động, nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động trong việc đóng góp Bảo hiểm xã hội và thực hiện chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Xem thêm: Tổng đài tư vấn bảo hiểm 

Trên đây là tư vấn của Pháp Luật Số về nguyên tắc bảo vệ người lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn 1900.25.25.11.

Leave a Comment