Mua bán trái phiếu chính phủ được thực hiện như nào?

Đầu tư trái phiếu là một hình thức đầu tư hiệu quả, nhất là trong thời kỳ kinh tế có các biến động lớn. Mua bán trái phiếu chính phủ được thực hiện như nào?

Trái phiếu chính phủ là gì?

Trái phiếu chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.

Chủ thể

– Chủ thể phát hành trái phiếu chính phủ.

+ Chủ thể phát hành trái phiếu chính phủ là Bộ Tài chính.

+ Bộ Tài chính ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định.

– Chủ thể mua trái phiếu chính phủ

+ Đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.

+ Tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.

Các lựa chọn khi mua trái phiếu chính phủ

– Xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ có thể phát hành trái phiếu: ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn.  Có các loại trái phiếu tiêu biểu:

– Trái phiếu kho bạc: là trái phiếu nợ trung; dài hạn từ 5 đến 30 năm hay hơn nữa; do kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung bù đắp ngân sách…

– Trái phiếu đô thị: là trái phiếu dài hạn từ 10 đến 30 năm do Chính phủ hay Chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tư hạ tầng.  

Cách thức đầu tư trái phiếu chính phủ

– Dựa vào lãi suất có thể chia Trái phiếu chính phủ thành 3 loại:

+ Trái phiếu có lãi suất cố định: Lợi tức được xác định theo tỷ lệ % cố định theo mệnh giá mua trái phiếu trước đó.

+ Trái phiếu có lãi suất không cố định: Lợi tức được trả trong các kỳ và biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.

+ Trái phiếu không lãi suất: Người mua trái phiếu không được hưởng lãi nhưng sẽ được mua trái phiếu với mức giá ưu đãi hơn nhiều (giá chiết khấu).

– Căn cứ theo tính chất chuyển nhượng:

+ Trái phiếu vô danh: Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên người chủ trái phiếu cả trên trái phiếu và cả trên sổ người phát hành. Người cầm giữ trái phiếu là người sở hữu trái phiếu.

+ Trái phiếu ghi danh: Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ người sở hữu cả trên trái phiếu và sổ người phát hành.

Mục đích mua trái phiếu chính phủ

– Là khoản tiền lãi, là khoản thu nhập cố định mà không phụ thuộc vào kết quả.

>> Xem thêm: Công bố thông tin trước đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp

Phương thức mua lựa chọn

– Sở giao dịch chứng khoán áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đối với các giao dịch trên Hệ thống giao dịch.

– Hai phương thức giao dịch thỏa thuận cụ thể:

+ Giao dịch thỏa thuận điện tử: là hình thức giao dịch trong đó các lệnh giao dịch được chào với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có đối tác lựa chọn mà không cần có sự xác nhận lại;

+ Giao dịch thỏa thuận thông thường: là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thỏa thuận với nhau bằng công cụ gửi tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc bằng các phương tiện liên lạc ngoài hệ thống về các điều kiện giao dịch và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch để xác lập giao dịch.

Phương thức phát hành trái phiếu

– Trái phiếu chính phủ được phát hành theo các phương thức sau:

+ Đấu thầu phát hành trái phiếu;

+ Bảo lãnh phát hành trái phiếu;

+ Đại lý phát hành trái phiếu;Tại Việt Nam; đầu tư trái phiếu chính phủ phải thông qua hình thức đầu tư gián tiếp bằng cách đầu tư qua quỹ.

+ Quỹ này là quỹ đầu tư trái phiếu: Chỉ được mua trái phiếu và có tỷ lệ nhất định cho từng loại trái phiếu của các lĩnh vực khác nhau (bất động sản bao nhiêu %, ngân hàng bao nhiêu %…). Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch đăng ký mua chứng chỉ quỹ cho đại lý ủy quyền phân phối (lần đầu hay lần tiếp theo đều phải mở tài khoản).

Bước 2: Thực hiện đặt lệnh mua bán theo quy định. Mỗi quỹ sẽ có mẫu biểu phiếu đặt lệnh khác nhau; nhưng có các nội dung cơ bản bắt buộc.

Bước 3: Nắm giữ và chuyển đổi hoặc mua bán lại khi có nhu cầu rút vốn/rút tiền khỏi quỹ.

Các quy trình đầu tư quỹ đầu tư trái phiếu được quản lý chặt chẽ bởi các quy định hoạt động theo văn bản pháp luật, tính minh bạch cao. Các bước thực hiện đều được công bố rõ ràng.

Lợi ích của các bên mua bán trái phiếu chính phủ

– Đối với bên đầu tư trái phiếu

Xem xét các lợi ích cũng như rủi ro thì so với thị trường chứng khoán hiện nay; đầu tư vào trái phiếu Chính phủ là một kênh khá ổn định và phù hợp cho các nhà đầu tư mong muốn nhận được thu nhập cố định hàng năm từ tiền lãi và có thể bán lại dễ dàng cho các nhà đầu tư khác.

– Đối với tổ chức

+ Các doanh nghiệp có thể sử dụng trái phiếu Chính phủ như một công cụ an toàn nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư; phân bổ dòng tiền và giảm thiểu rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định.

+ Trái phiếu Chính phủ cũng là kênh đầu tư quan trọng của những tổ chức tài chính có nguồn tiền lớn; đòi hỏi tính an toàn trong đầu tư như các công ty Bảo hiểm; Quỹ đầu tư an toàn; Quỹ hưu trí tự nguyện.

– Đối với nhà đầu tư cá nhân

+ Đối với nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm sự an toàn; thì kênh trái phiếu Trái phiếu Chính phủ cũng đem lại lãi suất tốt hơn so với tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại.

+ Trong trường hợp lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm; đồng thời với cơ chế ngân hàng có thể bị phá sản làm tăng rủi ro của người gửi tiền thì nhà đầu tư cá nhân; thì kênh đầu tư này cũng dần dần trở nên khá hấp dẫn; đặc biệt với các nước phát triển.

– Đối với bên bán trái phiếu

Khi  phát hành trái phiếu; Chính phủ có thể bù đắp thâm hụt ngân sách; tài trợ cho các công trình phúc lợi công cộng trung ương và địa phương; hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.

Trên đây là tư vấn về mua bán trái phiếu chính phủ. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Leave a Comment