Lao động nữ mang thai được pháp luật bảo vệ

Lao động nữ mang thai Lao động nữ mang thai được pháp luật bảo vệ và được quy định nhiều ưu đãi trong môi trường làm việc

 Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, Tôi đang mang thai con đầu lòng được 01 tháng. Phụ nữ trong thời gian mang thai có sự thay đổi về tâm sinh lý dẫn đến không đảm bảo về sức khỏe làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Chủ sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật tôi  không khi hiệu quả công việc không được tốt như trước? Ngoài ra tôi có được hưởng các ưu đãi gì trong công việc không?

Luật sư tư vấn:

Công ty TNHH Tư vấn Pháp Luật Số Việt Nam cảm ơn chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến Pháp Luật Số. Với thắc mắc của anh/chị, Luật sư Phạm Hồng Phúc tư vấn như sau:

Theo quy định của Bộ luật lao động, trong thời gian mang thai, chị được pháp luật bảo vệ về việc làm, được hưởng nhiều ưu đãi trong công việc. Cụ thể:

Được áp dụng quy định bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

được quy định tại Điều 155 Bộ luật lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động.

……………………………….

Có quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động:

Quyền này được ghi nhận tại Điều 156 Bộ luật lao động 2012 và được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 85/2015/NĐ-CP:

1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động, kèm theo ý kiến đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

2. Thời hạn báo trước để đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo thời hạn mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

3. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật nêu trên, trong thời gian chị mang thai, người sử dụng lao động không có quyền xử lý kỷ luật lao động đối với chị và cũng không có quyền sa thải hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Ngoài ra, nếu công việc hiện tại không đảm bảo được sức khỏe của chị và thai nhi chị có quyền đơn phương chấm dứt hoặc tãm hoãn hợp đồng lao động.  

Leave a Comment