Hủy bỏ hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật như thế nào

Hủy bỏ hợp đồng dân sự theo quy định như thế nào ? Các trường hợp và hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng dân sự mà chúng ta cần phải biết.

Khái niệm về hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự được xác lập trên nguyên tắc: tự do giao kết hợp đồng, tức là các bên được tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội. Hợp đồng dân sự có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự.

Theo quy định của pháp luật, mọi chủ thể của luật dân sự đều có thể là các bên trong hợp đồng dân sự.

Hợp đồng dân sự là một trong các căn cứ hợp pháp, phổ biến, thông dụng làm phát sinh các hậu quả pháp lý với các đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia quan hệ được thể hiện đầy đủ nhất.

Xem thêm: Thực hiện hợp đồng dân sự

Quyền hủy bỏ hợp đồng

– Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

+ Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

+ Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

+ Trường hợp khác do luật quy định.

– Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

– Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Xem thêm: Phân loại hợp đồng 

Các trường hợp hủy bỏ HĐ

Các trường hợp huỷ bỏ hợp đồng: Chậm thực hiện nghĩa vụ, không có khả năng thực hiện, tài sản bị mất hoặc hư hỏng.

Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

– Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ HĐ.

– Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ HĐ mà không phải tuân theo quy định trên.

Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ HĐ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Hủy bỏ HĐ trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định do sự kiện bất khả kháng và thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Xem thêm: Hợp đồng dân sự vô hiệu

Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng

– Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì HĐ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

– Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

+ Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.

+ Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

– Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

– Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do quy định pháp luật.

– Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định.

Trên đây là quy định huỷ bỏ hợp đồng dân sự. Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo theo quy định. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Xem thêm: Hủy bỏ hợp đồng thương mại 

Leave a Comment