Đăng ký tàu biển đang đóng cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào?

Đăng ký tàu biển là việc ghi, lưu trữ các thông tin về tàu biển vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật hàng hải và pháp luật liên quan. Vậy thủ tục đăng ký tàu biển đang đóng được pháp luật quy định như nào?

Khái niệm

– Đăng ký tàu biển đang đóng là việc đăng ký đối với tàu biển đã được đặt sng chính nhưng chưa hoàn thành việc đóng tàu.

– Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng được cấp 01 bản chính theo Mu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 171/2016/NĐ-CP

– Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng không có giá trị thay thế Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.

>> Xem thêm: Thủ tục đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển được quy định như nào?

Quá trình giải quyết

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng đến Cơ quan đăng ký tàu biển.

– Cơ quan đăng ký tàu biển gồm:

+ Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.

+ Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:

– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi; cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

– Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính; nếu hồ sơ không hợp lệ; chậm nhất 02 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ; cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

– Chậm nhất 02 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do

Hồ sơ chuẩn bị

– Tờ khai đăng ký tàu biển theo mẫu;

– Hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng (bản chính);

– Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính); trường hợp tàu không có sống chính thì sử dụng giấy xác nhận của cơ sở đóng tàu; đồng thời có xác nhận của tổ chức đăng kiểm giám sát về việc đã lắp ráp thân vỏ tàu đạt 50 tấn khối lượng hoặc 1% khối lượng toàn bộ ước tính của số vật liệu sử dụng làm thân vỏ tàu (bản chính);

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp đăng ký tàu công vụ thì nộp Quyết định thành lập cơ quan; đơn vị của cấp có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

– Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu); trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

– Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ; hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu; biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

– Cảng vụ Hàng hải, Cục Hàng Hải Việt Nam, Chi cục Hàng hải

Thời hạn giải quyết

– Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Trên đây là quy định về đăng ký tàu đóng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có thể tham khảo thêm về thủ tục Đăng ký tàu biển có thời hạn được pháp luật quy định như nào? Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

 

Leave a Comment