Công chứng Di chúc cần chuẩn bị những gì và đi đâu thực hiện?

Công chứng Di chúc

I – CÁC GIẤY TỜ CẦN XUẤT TRÌNH:

  • Giấy tờ nhân thân của người lập di chúc:

+   Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng;

+   Sổ hộ khẩu.

  • Giấy tờ nhân thân của người hưởng di sản như:

Giấy khai sinh, giấy chứng nhặn đăng ký kết hôn; chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng; + Sổ hộ khẩu.

  • Giấy tờ về tài sản:

+   Nhà đất :Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+   Tiền gửi trong ngân hàng: Sổ tiết kiệm ;

+   Động sản:  đăng ký xe,… ;

+   Quyền tài sản: cổ phiếu, cổ phần…… ;

+   Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.

  • Bản di chúc đã viết sẵn (nếu có).
  • Giấy tờ nhân thân của người làm chứng:

Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người làm chứng (trong trường hợp cần có người làm chứng).

II – TRÌNH TỰ CÔNG CHỨNG:

Bước 1:

1/  Người lập di chúc tự viết di chúc: Người lập di chúc tự viết di chúc trước mặt Công chứng viên hoặc xuất trình bản di chúc mà do chính người đó đã viết hoặc soạn thảo sẵn. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của nội dung di chúc. Nếu bản di chúc đạt yêu cầu thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào di chúc. Trường hợp bản di chúc không đạt yêu cầu, Công chứng viên sẽ sửa đổi, bổ sung.

2/  Người lập di chúc không tự viết di chúc: Người lập di chúc sẽ tuyên bố nội dung di chúc để Công chứng viên ghi chép lại bằng máy vi tính. Sau đó người lập di chúc đọc lại hoặc nghe Công chứng viên đọc lại toàn văn di chúc. Nếu người lập di chúc xác nhận rằng Công chứng viên đã ghi chép lại đầy đủ, chính xác ý nguyện thì Công chứng viên hướng dẫn ký (điểm chỉ) vào Bản di chúc.

3/ Người lập di chúc xuất trình các giấy tờ cho Công chứng viên kiểm tra.

*   Ghi chú: Trường hợp người lập di chúc không tự đọc được, không nghe được hoặc không ký và điểm chỉ được thì phải có 2 người làm chứng.

*   Người làm chứng phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luât, không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc và không thuộc diện thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đối với tài sản được định đoạt trong di chúc.

*   Người lập Di chúc phải tự mình lập không được ủy quyền cho người khác.

Bước 2: Công chứng viên ký công chứng Di chúc.

Bước 3: Nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.

III –  KÝ NGOÀI TRỤ SỞ:

Nếu người yêu cầu công chứng có yêu cầu ký ngoài trụ sở cơ quan Công chứng thì ghi vào phiếu yêu cầu công chứng nêu rõ: lý do, địa điểm, thời gian ký để Công chứng viên sắp xếp giải quyết.

IV – THỦ TỤC SAU CÔNG CHỨNG

Người lập Di chúc có thể thực hiện thủ tục gửi giữ Di chúc. Người lập Di chúc cũng có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc (trừ di chúc chung vợ chồng).

Trên đây là thủ tục công chứng Di chúc Pháp Luật Số gửi đến bạn đọc. Nếu có trình tự, thủ tục nào mà Bạn đọc chưa hiểu rõ cần giải đáp hãy liên hệ với Pháp Luật Số theo thông tin trên Website để được hướng dẫn cụ thể.

Leave a Comment