Cơ sở dữ liệu về giá là gì theo quy định của pháp luật?

Để lưu trữ các thông tin cần thiết về giá, Nhà nước yêu cầu xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu để truy cập, sử dụng chúng thống nhất. Đó là Cơ sở dữ liệu về giá. Vậy Cơ sở dữ liệu về giá là gì theo quy định của pháp luật?

Cơ sở dữ liệu về giá là gì?

Việc bình ổn giá, công khai, niêm yết cũng như các thông tin liên quan đến việc quản lý nhà nước về giá cần thiết được tập hợp và lưu trữ một cách thống nhất. Chính vì vậy, cần thiết xây dựng một hệ thống để quản lý chung toàn bộ các thông tin cần thiết liên quan đến giá. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, Nhà nước cho xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 142/2015/TT-BTC, Cơ sở dữ liệu về giá là tập hợp tài liệu, dữ liệu thông tin về giá của tài sản, hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan, do cơ quan quản lý nhà nước về giá ở trung ương và địa phương xây dựng, quản lý một cách có hệ thống, có tổ chức để phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và cung cấp thông tin về giá theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Điều kiện dự thi thẩm định viên về giá theo quy định hiện nay

Đăng ký hành nghề thẩm định giá đối với thẩm định viên về giá


Nội dung cơ sở dữ liệu về giá

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nội dung cơ sở dữ liệu Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Sở Tài chính, các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu về giá với các nội dung cơ bản quy định tại Điều 4 Thông tư 142/2015/TT-BTC dưới đây:

– Cơ sở dữ liệu về mức giá hàng hóa, dịch v

– Cơ sở dữ liệu về thẩm định giá

– Văn bản quản lý nhà nước về giá, các báo cáo tổng hợp

– Các thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về giá

Xem thêm: Nội dung của Cơ sở dữ liệu về giá theo quy định hiện nay


Nguồn thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về gía

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 142/2015/TT-BTC, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá được dựa trên các nguồn thông tin dưới đây:

1. Các văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành gm: các văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá và pháp luật liên quan; các quyết định, văn bản điều hành, tài liệu, hồ sơ về giá đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố, ban hành.

2. Thông tin, tài liệu về tài sản được thẩm định giá do doanh nghiệp thực hiện thẩm định giá hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thm định giá cung cấp; thông tin, tài liệu do các doanh nghiệp thẩm định giá cung cp theo quy định của pháp luật và các trường hp cn thiết khác phục vụ yêu cầu quản lý của Nhà nước.

3. Thông tin do các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, thông báo giá, cung cấp thông tin giá cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã được phép công khai thông tin.

4. Thông tin do cơ quan quản lý nhà nước về giá chuyên ngành chia sẻ, báo cáo, mua từ các đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin.

5. Thông tin do các cơ quan xây dựng cơ sở dữ liệu giá chia sẻ, kết nối, báo cáo theo chế độ quy định.

6. Thông tin, tài liệu do cơ quan quản lý nhà nước về giá tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập và do các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp.

7. Các nguồn thông tin khác, bao gồm: Nguồn thông tin từ các thư chào hàng của nhà xuất khẩu, phân phối; nguồn thông tin từ các bản tin về giá được phép lưu hành; nguồn thông tin từ các tổ chức hội, hiệp hội ngành hàng; nguồn thông tin khai thác từ mạng internet, tạp chí, sách báo và phương tiện truyn thông khác.

Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp thẩm định giá theo pháp luật hiện hành

Những thay đổi nào về thẩm định giá cần thông báo cho Bộ Tài chính?

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Leave a Comment