Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định mới nhất

Tổ hợp tác có thể bị chấm dứt hoạt động nếu thuộc các trường hợp quy định tại Nghị định 77/2019/NĐ-CP. Dưới đây là chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định mới nhất.

Trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác

Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP dưới đây:

– Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu là 02 thành viên;

– Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;

– Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.

– Mục đích hợp tác đã đạt được;

– Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;

– Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Xem thêm: Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác


Thủ tục chấm dứt hoạt động

Các thành viên của tổ hợp tác tiến hành thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo các bước quy định tại Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Bước 1: Tổ chức cuộc họp thành viên

Khi rơi vào một trong các trường hợp làm chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác, các thành viên của tổ chức tiến hành cuộc họp thành viên.

Trong trường hợp tổ hợp tác chấm dứt hoạt động theo thỏa thuận của các thành viên thì phải được một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.

Bước 2: Thông báo chấm dứt hoạt động

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động (MI.03), kèm biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác đến cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động.

Xem thêm: Tổ hợp tác là gì theo quy định mới nhất của Chính phủ?

Thủ tục thành lập tổ hợp tác theo quy định của Nghị định 77/2019/NĐ-CP


Xử lý tài sản chung của các thành viên 

Không phải tài sản chung của các thành viên khi đóng vốn vào tổ hợp tác ban đầu sẽ mặc nhiên được trả lại cho họ khi tổ hợp tác chấm dứt hoạt động. Mà việc đó chỉ diễn ra nếu tổ hợp tác đã thanh toán xong các nghĩa vụ tổ hợp tác phải thanh toán. Cụ thể được hướng dẫn tại Điều 15 Nghị định 77/2019/NĐ-CP:

Trường hợp tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ

Tổ hợp tác sau khi tổng hợp các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác phải thanh toán mà tài sản chung của các thành viên không đủ để chi trả thì các thành viên tổ hợp tác có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này bng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật có liên quan quy định khác.

Trường hợp tài sản chung vẫn còn sau khi đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ

Sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sn khác mà tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác vẫn còn thì tài sn còn lại được chia cho các thành viên tổ hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp vào tổ của mỗi thành viên theo quy định của hợp đng hợp tác, trừ trường hợp pháp luật có liên quan hoặc các thành viên có thỏa thuận khác.

Đối với các tài sản hình thành từ các nguồn khác không phải là tài sản thành viên

Tài sản từ các nguồn hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc được tặng, cho bởi cá nhân, tổ chức khác mà theo yêu cầu của Nhà nước hoặc bên tặng, cho, tổ hợp tác không có quyền định đoạt phần tài sản này, thì khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải bàn giao cho Ủy ban nhân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải được ghi vào hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Leave a Comment